Phí Bảo Hiểm Khoản Vay: Cách tính và quy định

Phí bảo hiểm khoản vay là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi vay vốn, đặc biệt trong các khoản vay tiêu dùng. Việc hiểu rõ cách tính phí và các quy định liên quan sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc quản lý tài chính để đảm bảo sự an toàn cho cả khoản vay và sức khỏe tài chính của mình.

Cách tính phí bảo hiểm khoản vay

Bảo hiểm khoản vay là gì?

Bảo hiểm sức khỏe cho người vay vốn hay còn gọi là bảo hiểm khoản vay là sản phẩm bảo hiểm tự nguyện, đảm bảo gói vay của bạn vẫn tiếp tục được thanh toán trong trường hợp bạn chẳng may không còn khả năng chi trả do tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn, mất tích,…

Mục đích của bảo hiểm khoản vay là giảm thiểu những gánh nặng tài chính không mong muốn cho cả người vay và bên cho vay, đảm bảo rằng ngay cả trong những tình huống khó khăn, khoản vay vẫn được thanh toán một cách hợp lý.

Số tiền mà Người mua bảo hiểm phải trả cho công ty bảo hiểm để được bảo hiểm theo Hợp đồng bảo hiểm/Giấy chứng nhận bảo hiểm gọi là phí bảo hiểm khoản vay. Phí bảo hiểm được xác định bằng tỷ lệ phí bảo hiểm nhân với số tiền bảo hiểm

>> Xem thêm Bảo hiểm khoản vay là? Lợi ích khi sử dụng

Phí bảo hiểm khoản vay là gì?

Phí bảo hiểm khoản vay là gì?

Phương pháp tính phí bảo hiểm khoản vay

Công thức tính phí bảo hiểm phổ biến là:

Phí bảo hiểm = Số tiền bảo hiểm * (Tỷ lệ phí bảo hiểm một năm/12 tháng) * Số tháng tham gia bảo hiểm. 

Giả sử bạn vay ngân hàng 100 triệu đồng và mức phí bảo hiểm giả định là 1,5% mỗi năm thì số tiền đóng bảo hiểm khoản vay một năm của bạn sẽ được tính: 100.000.000 x 1,5% = 1.500.000 đồng.

Phí bảo hiểm khoản vay có thể được tính theo hai phương pháp phổ biến: phí bảo hiểm theo tỷ lệ phần trăm và phí bảo hiểm cố định.

Phí bảo hiểm theo tỷ lệ phần trăm được tính dựa trên tổng số tiền vay

  • Đây là cách tính linh hoạt, vì phí bảo hiểm sẽ tăng hoặc giảm tương ứng với giá trị khoản vay.
  • Đối với các khoản vay lớn, phương pháp này thường được ưa chuộng vì phí bảo hiểm phản ánh đúng rủi ro của khoản vay.

Ví dụ: Nếu bạn vay 100 triệu vnđ với tỷ lệ phí bảo hiểm 1,5% mỗi năm, thì phí bảo hiểm của bạn sẽ là 1,5 triệu VND mỗi năm. 

Ngược lại, phí bảo hiểm cố định là một khoản phí không thay đổi, bất kể tổng số tiền vay là bao nhiêu

  • Phương pháp này mang lại sự ổn định và dễ tính toán cho người vay.
  • Nhưng có thể không linh hoạt khi khoản vay có giá trị lớn, bởi mức phí có thể không tương xứng với rủi ro thực tế.

Ví dụ: Dù bạn vay 200 triệu hay 500 triệu vnđ, mức phí bảo hiểm có thể được ấn định là 2 triệu vnđ mỗi năm.

Lưu ý: Tùy thuộc vào loại hình bảo hiểm và giá trị khoản vay, cách tính phí bảo hiểm của mỗi công ty sẽ khác nhau, và điều này thường dựa trên các quy định cũng như sự thỏa thuận giữa công ty bảo hiểm và khách hàng. 

Các yếu tố ảnh hưởng đến phí bảo hiểm khoản vay:

1. Thời hạn bảo hiểm

Thời hạn bảo hiểm thường được tính theo thời gian hoặc thời hạn còn lại của hợp đồng tín dụng. Một số công ty có quy định thời gian bảo hiểm tối đa và tối thiểu. Khi thời gian vay càng dài, rủi ro không trả được nợ càng tăng lên, vì trong thời gian đó, người vay có thể đối mặt với những biến động không lường trước như thay đổi thu nhập hoặc tình hình sức khỏe. Do đó, các công ty bảo hiểm thường áp dụng mức phí cao hơn cho các khoản vay có thời hạn dài để bù đắp rủi ro này.

2. Số tiền bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm thường bằng hoặc lớn hơn giá trị khoản vay, tùy thuộc vào thời gian vay cũng như quy định của công ty bảo hiểm. Như vậy khoản vay có giá trị càng lớn thì số tiến bảo hiểm cũng như phí bảo hiểm sẽ càng cao. 

3. Rủi ro cá nhân

Cuối cùng, rủi ro cá nhân của người vay, bao gồm các yếu tố như sức khỏe, nghề nghiệp, và tuổi tác, cũng ảnh hưởng trực tiếp đến mức phí bảo hiểm khoản vay. Người có nghề nghiệp ổn định và sức khỏe tốt thường được hưởng mức phí bảo hiểm thấp hơn. Ngược lại, những người làm việc trong môi trường có nguy cơ cao hoặc có tình trạng sức khỏe yếu sẽ phải trả mức phí cao hơn do rủi ro tiềm ẩn lớn hơn trong việc thanh toán khoản vay.

Cách tính bảo hiểm khoản vay - Yếu tố ảnh hưởng đến phí bảo hiểm khoản vay

Yếu tố ảnh hưởng đến phí bảo hiểm khoản vay

Các quy định chung về bảo hiểm khoản vay

Bảo hiểm khoản vay là một biện pháp bảo vệ cả người vay và tổ chức tín dụng trước các rủi ro không thể thanh toán khoản vay. Theo quy định của pháp luật, bảo hiểm khoản vay là lọai bảo hiểm không bắt buộc.

Tùy vào từng loại hình vay và thỏa thuận giữa người vay với tổ chức tín dụng, việc mua bảo hiểm khoản vay có thể được yêu cầu để đảm bảo an toàn tài chính cho cả hai bên trong trường hợp người vay không thể trả nợ do các lý do như mất việc, tai nạn, hoặc tử vong.

Mối quan hệ giữa người vay, tổ chức tín dụng và công ty bảo hiểm rất chặt chẽ trong quá trình cung cấp bảo hiểm. Một số công ty quy định người mua bảo hiểm là cá nhân hợp pháp, phải nộp phí và có Giấy yêu cầu bảo hiểm. Người được bảo hiểm là cá nhân có khoản vay với tổ chức tín dụng, được ghi trong Hợp đồng hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm và được hưởng quyền lợi từ hợp đồng.

Điều kiện để yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường, liên quan đến việc chứng minh người được bảo hiểm thuộc vào một số trường hợp sau: tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn; tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn do ốm đau, bệnh tật hoặc biến chứng thai sản; và mất tích do tai nạn hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc thực chất là do thương tật toàn bộ vĩnh viễn gây ra, không bao gồm các trường hợp mất việc khác như bị sa thải.

Phí bảo hiểm khoản vay là gì - Các quy định chung về bảo hiểm khoản vay

Các quy định chung về bảo hiểm khoản vay

Quy định về việc hoàn trả phí bảo hiểm

Việc hoàn phí bảo hiểm khoản vay có thể xảy ra khi người vay quyết định tất toán khoản vay trước thời hạn hoặc không còn nhu cầu bảo hiểm. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều được hoàn phí, và điều này phụ thuộc vào chính sách của công ty bảo hiểm cũng như điều khoản trong hợp đồng.

Tỷ lệ hoàn trả thường được tính dựa trên số thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Ví dụ, nếu người vay tất toán khoản vay sau khi sử dụng 50% thời gian bảo hiểm, họ có thể được hoàn lại 50% số phí bảo hiểm đã đóng. Tuy nhiên, một số công ty bảo hiểm có thể áp dụng các mức phí xử lý, làm giảm tỷ lệ hoàn trả.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính tham khảo và tóm lược những nội dung cơ bản của hợp đồng bảo hiểm khoản vay. Mọi chi tiết về điều kiện và quyền lợi bảo hiểm sẽ được quy định cụ thể theo điều khoản của từng công ty bảo hiểm.

Kết luận

Hiểu rõ về phí bảo hiểm khoản vay không chỉ giúp người vay tối ưu hóa chi phí mà còn giảm thiểu rủi ro trong quá trình vay vốn. Từ cách tính phí đến các điều kiện hoàn trả, nắm vững quy định bảo hiểm sẽ mang lại sự an tâm và minh bạch cho khách hàng. 

HỆ THỐNG ĐẠI LÝ ỦY QUYỀN CỦA TOYOTA TRÊN TOÀN QUỐC HOẶC CÔNG TY TNHH MTV TÀI CHÍNH TOYOTA VIỆT NAM – TFSVN

Trụ sở: Phòng 04 & 05, tầng 12, Sai Gon Centre – Tòa 2, Số 67 Lê Lợi, P Bến Nghé, Q.1, TP. HCM

VPĐD: Tầng 8, Lotte Center, 54 Liễu Giai, P. Cống Vị, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội.

Tel: (84-28) 7309 0998 – Fax: (84-28) 3911 0113

Zalo: Tài Chính Toyota Việt Nam

Facebook – Youtube: Tài Chính Toyota Việt Nam

Tin liên quan

lãi suất vay mua ô tô

Tất cả những điều cần biết về lãi suất vay mua ô tô

11/12/2024

Khi quyết định vay mua ô tô, một trong những yếu tố quan trọng nhất mà người vay cần nắm rõ…

Quy trình thủ tục vay mua ô tô

Vay Mua Ô Tô – Quy Trình và Thủ Tục Tại TFSVN

20/10/2024

Sở hữu ô tô là ước mơ của nhiều người, và việc vay mua ô tô là một trong những giải…

Lãi suất mua xe ô tô Toyota Raize trả góp tại Công ty Tài Chính Toyota Việt Nam

02/08/2022

Xe ô tô Toyota Raize là mẫu xe gầm cao cỡ A+ đầu tiên của Toyota khiến nhiều người quan tâm.…

Đăng ký vay