Tổng hợp các bằng lái ô tô thông dụng nhất tại Việt Nam
Bằng lái ô tô là 1 trong các giấy tờ quan trọng mà bạn phải có khi tham gia lưu thông trên đường bộ. Các hạng của bằng lái xe ô tô quy định như thế nào? Đi xe ô tô cá nhân nên thi bằng lái ô tô số sàn hay số tự động? TFSVN sẽ cùng bạn giải đáp các thắc mắc trong bài viết dưới đây!
Tổng hợp 07 loại bằng lái ô tô thông dụng
Việt Nam hiện lưu hành 7 loại bằng lái ô tô thông dụng. Theo Luật giao thông đường bộ và thông tư 12/2017/TT-BGTVT, bằng lái ô tô được phân chia thành các hạng tương ứng với một loại hình phương tiện cơ giới cụ thể. Cùng TFSVN tìm hiểu kỹ về các hạng bằng lái xe ô tô phổ biến tại Việt Nam.
Bằng lái ô tô là giấy tờ bắt buộc mang theo khi tham gia giao thông
Bằng lái ô tô B1 cho xe số tự động
Bằng lái xe ô tô B1 số tự động được cấp cho các cá nhân không hành nghề vận tải hành khách, vận tải hàng hóa. Với bằng lái xe B1 số tự động, bạn có thể điều khiển các xe có trang bị hệ thống hộp số tự động. Các phương tiện này bao gồm:
- Xe ô tô số tự động dưới 09 chỗ (bao gồm cả ghế lái)
- Xe tải và xe chuyên dùng số tự động có tải trọng dưới 3,5 tấn
- Xe ô tô thiết kế dành riêng cho người khuyết tật.
Bằng lái xe ô tô B1
Bằng lái xe ô tô B1 số tự động được nhiều người lựa chọn do dễ học, tiết kiệm thời gian trong học và thi lấy bằng hơn. Ngoài ra, các hãng xe hiện nay cũng có xu hướng sản xuất ô tô số tự động nhiều hơn.
Tuy nhiên, nếu thi bằng xe B1 số tự động, bạn chỉ có thể sử dụng các phương tiện kể trên và không được tham gia vận tải hàng hóa, hành khách. Ngoài ra, bạn cũng không thể dùng giấy phép lái xe hạng B1 số tự động khi lái xe số sàn.
Bằng lái ô tô hạng B2
B2 là bằng lái xe ô tô cấp cho người lái xe ô tô số tự động và số sàn từ 04 đến 09 chỗ, xe có trọng tải dưới 3,5 tấn. Với bằng B2, bạn có thể sử dụng để vận tải hành khách, vận tải hàng hóa với các phương tiện được phép kể trên.
Tuy nhiên, theo dự thảo mới của Luật giao thông đường bộ, Bộ Công An đề xuất bỏ bằng lái xe B1 và B2 từ ngày 01/07/2024. Thay vào đó, các cá nhân không hành nghề vận tải có thể thi bằng lái hạng B. Theo dự thảo, bằng lái hạng B cho phép sử dụng các loại xe như bằng hạng B1 và B2. Ngoài ra, có thể lái xe kéo rơ moóc tải trọng dưới 3,5 tấn (rơ moóc không quá 750kg).
Bằng lái ô tô hạng C
Bằng lái ô tô hạng C được cấp cho các lái xe tải có trọng tải trên 3,5 tấn. Các phương tiện sử dụng bao gồm:
- Xe tải, xe chuyên dùng có trọng tải từ 3,5 tấn trở lên
- Xe đầu máy, sơ mi rơ moóc từ 3,5 tấn trở lên (rơ moóc trọng lượng dưới 750kg)
- Các loại xe ô tô mà bằng lái hạng B được sử dụng.
Tuy nhiên, bằng lái hạng C có thời hạn 3 năm kể từ khi được cấp. Hết hạn này, người lái xe phải đi gia hạn để được tiếp tục tham gia vận tải.
Bằng lái ô tô hạng D
Giấy phép lái xe hạng D cấp cho tài xế chuyên vận tải hành khách, kinh doanh dịch vụ vận tải. Bằng D sẽ được sử dụng các phương tiện sau:
- Xe chở hành khách từ 10 đến 30 chỗ (gồm cả ghế lái)
- Các phương tiện bằng lái xe ô tô hạng B1, B2 và C được phép sử dụng.
Tương tự hạng C, giấy phép lái xe ô tô hạng D có thời hạn 3 năm. Qua 3 năm, bạn sẽ cần phải gia hạn để tiếp tục sử dụng.
Bằng lái xe hạng D
Bằng lái ô tô hạng E
Bằng lái hạng E cấp cho tài xế làm trong lĩnh vực vận tải. Các phương tiện được phép sử dụng có số chỗ tăng so với hạng D, cụ thể:
- Xe trên 30 chỗ ngồi
- Các phương tiện thuộc hạng D, C, B1, B2 được phép sử dụng.
Bằng lái ô tô hạng F
Giấy phép lái ô tô hạng F là loại bằng có giá trị cao, thường cấp cho cá nhân điều khiển các xe vận tải cỡ lớn có kinh nghiệm nhiều năm và đã có các bằng B2, C, D, E. Bằng F cho phép điều khiển xe có rơ moóc trọng tải trên 750kg, xe sơ mi rơ moóc, xe khách nối toa. Cụ thể các phương tiện được dùng như sau:
- Hạng FB2 được phép điều khiển xe quy định trong giấy phép hạng B2 có kéo rơ moóc và các xe trong phạm vi sử dụng của bằng B1 và B2;
- Hạng FC được phép điều khiển xe quy định trong giấy phép hạng C có kéo rơ moóc, xe đầu kéo và và các xe trong phạm vi sử dụng của bằng B1, B2, C và FB2;
- Hạng FD được phép điều khiển xe quy định trong giấy phép hạng D có rơ moóc, xe đầu kéo và và các xe trong phạm vi sử dụng của bằng B1, B2, C, D, FB2;
- Hạng FE được phép điều khiển xe quy định trong giấy phép hạng E có rơ moóc, xe khách nối toa và và các xe trong phạm vi sử dụng của bằng B1, B2, C, D, FB2, FD.
Điều kiện học các loại bằng lái xe
Mỗi loại bằng lái xe sẽ có yêu cầu nhất định để có thể được cấp bằng.
Điều kiện chung mà các tài xế của các hạng giấy phép cần đáp ứng đó là:
- Là công dân Việt Nam, có căn cước công dân, chứng minh thư còn hiệu lực, hình ảnh và thông tin rõ ràng;
- Có giấy khám sức khỏe mẫu GKSK A3 do bệnh viện cấp huyện, quận, tỉnh cấp;
- Người lái xe phải đạt chiều cao tối thiểu từ 1m50 trở lên;
- Người học và thi cấp bằng lái ô tô không bị bệnh thần kinh, rối loạn tâm thần; không bị tật về mắt (loạn sắc, quáng gà…); không bị khuyết tật cụt hai ngón tay trở lên, bàn tay phải đủ bốn ngón (đặc biệt ngón cái); khuyết tật về chân (không bị cụt 1 bàn chân trở lên, bàn chân phải có ngón cái); không bị bệnh về tim (hở van tim, co thắt tim).
Các hạng bằng lái xe ô tô đều có quy định điều kiện cụ thể
Ngoài ra, người thi bằng lái xe ô tô còn cần phải đáp ứng các điều kiện riêng tùy theo từng hạng bậc của bằng lái như:
– Với bằng B1: Bạn cần có thị lực trên 5/10 (thị lực được phép sử dụng kính);
– Với bằng B2: Bạn cần đáp ứng thêm điều kiện thể lực như cân năng (trên 46kg); vòng ngực trên 80cm; thị lực 02 mắt sau điều chỉnh bằng kính phải đạt 16/10; thính lực tốt (nghe nói thường ở khoảng cách 5m, nghe nói thầm ở khoảng 50cm và xác định phương hướng âm thanh). Ngoài ra, bạn phải có cơ chân vận động bình thường. Trường hợp đã từng thi bằng B2 nhưng bị tai nạn, phải cắt bỏ một phần bàn chân và lắp chân giả, người lái xe sẽ buộc phải tham gia thi lại phần thực hành để tiếp tục hành nghề vận tải;
– Với bằng C: Bạn phải đủ 21 tuổi (tính đến thời điểm thi sát hạch) và không bị các loại bệnh truyền nhiễm.
– Với hạng D: Bạn sẽ cần nâng hạng từ bằng lái xe hạng B2 hoặc C. Do đó, ngoài các điều kiện của hạng B2, bạn sẽ cần đạt các điều kiện như: trình độ văn hóa từ cấp 2 trở lên, từ 24 tuổi trở lên. Để nâng hạng từ B2 lên D, bạn cần phải có kinh nghiệm ở hạng B2 từ 05 năm trở lên. Với hạng C lên D, bạn cần có từ 03 năm kinh nghiệm ở hạng C.
– Với hạng E, bạn cần có bằng lái hạng C hoặc hạng D, trình độ văn hóa cấp 2 trở lên. Độ tuổi của bạn từ 27 trở lên. Để nâng hạng từ C lên E, bạn cần có 05 năm kinh nghiệm lái xe hạng C. Để nâng từ hạng D lên E, bạn cần có kinh nghiệm ở hạng D khoảng 03 năm.
Tùy theo những bậc hạng bằng lái sẽ có các yêu cầu riêng
Giải đáp những thắc mắc thường gặp về bằng lái ô tô
Sau khi nắm rõ về các loại bằng lái xe ô tô cùng những điều kiện để thi các hạng bằng lái xe ô tô, cùng TFSVN tìm hiểu thêm về những giấy phép lái ô tô này.
Chi phí thi bằng lái xe ô tô tại Việt Nam là bao nhiêu?
Theo quy định của Thông tư 37/2023/TT-BTC, phí thi bằng lái ô tô từ 80.000 – 350.000VND/lần tùy theo loại bằng lái. Mức lệ phí này hiện đã được áp dụng chính thức trên toàn quốc.
Ngoài ra, khi thi sát hạch phần nào thì bạn sẽ cần nộp phí cho phần thi đó. Cụ thể mức phí sát hạch từng phần như sau:
PHẦN THI | PHÍ THI |
Lý thuyết | 100.000VND/lần |
Thực hành trong hình | 350.000VND/lần |
Thực hành trên đường | 80.000VND/lần |
Thi mô phỏng | 100.000VND/lần |
Bằng lái xe ô tô nào cao nhất?
Bằng FE hiện là bằng lái ô tô cao nhất lưu hành tại Việt Nam. Người lái sở hữu bằng này có thể lái được hầu hết các loại phương tiện cơ giới đường bộ. Do đó, việc gia hạn bằng lái này cũng nghiêm ngặt hơn các hạng khác. Theo điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định:
- Bằng FE hết hạn dưới 03 tháng, tài xế sẽ được gia hạn mà không cần sát hạch lại;
- Bằng FE hết hạn từ 03 tháng đến 12 tháng, tài xế sẽ phải sát hạch lại lý thuyết;
- Bằng FE hết hạn trên 12 tháng, tài xế sẽ phải sát hạch lại lý thuyết và phần thi thực hành để được cấp lại bằng.
Bằng lái ô tô hạng B1 có thời hạn không?
Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi với nữ giới và 60 tuổi đối với nam giới. Trong trường hợp, người lái xe thi lấy bằng khi trên 45 tuổi (nữ) và 50 tuổi (nam), bằng lái xe B1 sẽ có hạn 10 năm kể từ ngày cấp.
Trên 60 tuổi có được thi bằng lái xe ô tô không?
Hiện, Luật giao thông đường bộ không có giới hạn độ tuổi cao nhất được thi bằng lái ô tô. Do đó, người trên 60 tuổi nếu đáp ứng các điều kiện của hạng bằng lái vẫn có thể tham gia thi lấy giấy phép điều khiển xe ô tô.
Trên 60 tuổi thi bằng lái được không?
Nên thi bằng lái xe ô tô số sàn hay số tự động?
Việc học bằng lái xe số sàn hay tự động tùy thuộc vào loại xe mà bạn sẽ điều khiển. Nếu bạn chỉ lái xe số tự động thì bằng lái ô tô B1 số tự động sẽ là lựa chọn tốt nhất do loại bằng này dễ học và dễ thi đậu. Tuy nhiên, nếu bạn muốn trải nghiệm nhiều loại xe thì nên thi lấy bằng B2 số sàn.
Không mang bằng lái khi lái xe ô tô có gặp vấn đề gì không?
Khi tham gia giao thông, các chủ phương tiện bắt buộc phải mang theo Giấy phép lái xe còn hiệu lực tương ứng với xe đang sử dụng. Theo điểm a khoản 3 điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi không mang theo bằng lái ô tô khi lưu thông sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
Tuy nhiên, từ 15/8/2023, nếu tài xế đã tích hợp giấy phép lái xe vào VNeID thì có thể sử dụng để trình diện với Cảnh sát giao thông khi cần thiết. Với trường hợp này, tài xế có thể không cần mang bằng lái xe bản cứng vẫn không bị tính đã mắc lỗi giao thông.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về các loại chi phí khi mua xe ô tô
Tổng Kết
Có bằng lái ô tô là điều kiện tiên quyết để bạn có thể di chuyển bằng xe hơi. Với các thông tin bên trên, hy vọng với các chia sẻ của TFSVN đã giúp bạn đã nắm rõ về các hạng bằng lái ô tô cùng những điều kiện cần thiết để thi lấy giấy phép lái ô tô.
Hiện tại, TFSVN là công ty tài chính chuyên cung cấp các giải pháp tài chính hữu ích giúp rút ngắn ước mơ sở hữu xế hộp để thuận tiện di chuyển. TFSVN có nhiều sản phẩm cho vay với lãi suất hấp dẫn, thời hạn vay linh hoạt dành cho những người có nhu cầu mua xe Toyota mới hoặc mua ô tô Toyota đã qua sử dụng.
Xem thêm:
>> Cách tính lãi suất vay mua xe ô tô đơn giản, chính xác nhất
>> Bảo hiểm vật chất trên xe ô tô là gì và những lưu ý bạn cần nắm rõ
>> Kinh nghiệm bảo dưỡng ô tô giúp xe bền lâu theo năm tháng
Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ:
Trụ sở: Phòng 04 & 05, tầng 12, Sai Gon Centre – Tòa 2, Số 67 Lê Lợi, P Bến Nghé, Q.1, TP. HCM
VPĐD: Tầng 8, Lotte Center, 54 Liễu Giai, P. Cống Vị, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội.
Tel: (84-28) 7309 0998 – Fax: (84-28) 3911 0113
Website: www.tfsvn.com.vn
Zalo: Tài Chính Toyota Việt Nam
Facebook – Youtube: Tài Chính Toyota Việt Nam – TFSVN
Tin liên quan
Mua xe ô tô cũ – Bạn cần kiểm tra những gì?
21/10/2024
Việc mua một chiếc ô tô cũ là lựa chọn thông minh cho nhiều người khi muốn sở hữu xe mà…
Công nghệ Toyota Hybrid – Dự án chiến lược xanh của Toyota
19/10/2024
Toyota đã từ lâu được biết đến là một trong những nhà sản xuất ô tô hàng đầu với cam kết…
Dịch Vụ Bảo Dưỡng và Đồng Sơn Ô Tô: Những Gì Bạn Cần Biết
18/10/2024
Việc chăm sóc và duy trì xe ô tô không chỉ giúp xe vận hành ổn định mà còn gia tăng…